Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐÀO ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO




Vượt qua núi non trùng điệp, mặc mưa gió, bão tuyết, những người Nepal kiên trì leo tới đỉnh để đào Đông trùng hạ thảo, thứ “vàng mềm” quý giá.

Giá đông trùng hạ thảo tại Trung Quốc đã tăng hàng nghìn lần so với 30 năm trước, mức giá cao nhất cho mỗi kg vượt quá 200.000 USD, thậm chí “cao chót vót” hơn cả giá vàng.

Ở Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc thậm chí là châu Âu, Đông trùng hạ thảo được ví như một loại “vàng mềm”.

Với giá trị quý hiếm của mình, đông trùng hạ thảo đang được xem như một thứ "vàng mềm" tại nhiều nước

Trên thực tế, Đông trùng hạ thảo là một loại nấm sinh sản và phát triển trong cơ thể của côn trùng.

Ở những khu vực có độ cao 3.500m so với mực nước biển, một loại côn trùng sâu bướm đẻ trứng trong đất, những quả trứng sau khi trở thành ấu trùng sẽ bị nấm đông trùng hạ thảo xâm chiếm.

Đông trùng hạ thảo hấp thụ chất dinh dưỡng của ấu trùng để tăng trưởng và sinh sản. Sau khi bị hút hết chất dinh dưỡng, ấu trùng đó sẽ chết.

Đến mùa xuân, khi thời tiết ấm lên, phần đầu của ấu trùng sẽ nhô lên. Những người thu hoạch phải hái trước khi tuyết rơi, nếu không chỉ còn lại “thảo” mà không còn “trùng”.

Khó khăn lắm mới chọn đúng thời điểm để đào được cả phần "trùng" và phần "thảo"

Đông trùng hạ thảo chủ yếu xuất hiện ở cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng, Trung Quốc. Số lượng ít, thời gian thu hoạch ngắn, chính những điều này đã tạo nên sự khan hiếm của đông trùng hạ thảo, do đó giá của nó ngày càng leo thang.

Hiện nay, Nepal đang trở thành trung tâm kinh doanh đông trùng hạ thảo lớn trên thế giới.

Nepal đang trở thành trung tâm kinh doanh đông trùng hạ thảo lớn

Chân núi Dolpo thuộc vùng Karnali, Nepal là nơi nơi có rất nhiều đông trùng hạ thảo. Hướng dẫn viên du lịch ở đây cho biết, những người đến đào đông trùng hạ thảo vào năm ngoái tương đối ít, người dân địa phương ở đây chủ yếu tập trung vào ngành du lịch.

Nhưng năm nay, số người khu vực khác đến đào đông trùng hạ thảo đã tăng lên 1.000. Họ trả cho dân địa phương 5.000 rupee (khoảng 0,155 USD) để mua lại giấy phép đào đông trùng hạ thảo.

Không quản mưa gió, bão tuyết, người dân Nepal lũ lượt kéo nhau lên đỉnh núi để đào đông trùng hạ thảo

Việc buôn bán đông trùng hạ thảo ở Nepal "mập mờ" ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp. Trong các hội thảo, nhiều học giả cho rằng việc khai thác đông trùng hạ thảo sẽ phá vỡ môi trường sinh thái.

Trong suốt hai đến ba tháng "ăn bờ, ở bụi" trên đỉnh núi để thu hoạch, những người khai thác sẽ chặt cây, cắt cỏ để đun nấu. Dân làng tự thu thuế và giấy phép khai thác đông trùng hạ thảo. Chính sự “vô pháp vô thiên” này đã đẩy giá cả loại thuốc quý này ngày càng tăng cao.

Thời gian thu hoạch kéo dài từ hai đến ba tháng, nên nhiều người đem cả con cái

lên đỉnh núi để tiện việc chăm sóc


Người dân Nepal buôn lậu Đông trùng hạ thảo từ Nepal sang Ấn Độ, một lượng nhỏ được bán vào Trung Quốc, sau đó được chuyển đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Đài Loan.

Để đảm bảo việc cung ứng đủ đông trùng hạ thảo cho thị trường, các nhà kinh doanh trên thế giới bắt đầu đi đến khu vực phía Bắc Nepal để thu mua.

Việc khai thác và kinh doanh trái phép đông trùng hạ thảo của người dân đang khiến

Chính phủ Nepal "đau đầu"

Tỷ lệ lợi tức giữa người khai thác đông trùng hạ thảo và người mua là 5:1. Họ trả cho người bán mỗi kg từ 7.000 đến 10.000 NDT (khoảng 1.087 USD - 1.553 USD).

Giá một kg đông trùng hạ thảo trên thị trường quốc tế từ 35.000 đến 47.000 NDT (khoảng 5.427 USD - 7.288 USD), thậm chí đến hơn 18.000 USD một kg với loại có phẩm chất thượng hạng.

(Theo Bích Phượng - Báo Đất Việt/ Huanqiu

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ ĐỘNG VẬT HAY THỰC VẬT


Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật, chúng được sinh ra thế nào? Nguyễn Văn Len (Ninh Bình).

TS Dương Văn Hợp, Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: "Đông trùng hạ thảo" là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật, nó vừa là cây, vừa là con. Chúng có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc là một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes. Mùa hè chúng đẻ trứng. Mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. Khi con sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo ký sinh trên các lỗ thở, chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể. Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên.

Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm ăn hết, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được. Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Sau đó, các bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí... lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là "đông trùng hạ thảo".

(Theo bee.net.vn)