Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

CÁCH CHỌN MUA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

http://dongtrunghathao-sachi-taoxoan.blogspot.com/2011_07_24_archive.html




Đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý hiếm nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại Đông trùng hạ thảo giả. Hàng giả thường được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch, thậm chí được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao…

Phân biệt và lựa chọn Đông trùng hạ thảo:
Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng.

Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. 

Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

Chọn Đông trùng hạ thảo đảm bảo chất lượng cần chú ý:

- Đông trùng hạ thảo là loại nấm ký sinh vào sâu, chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, có hình que cong mọc ra từ mình sâu non. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm.

- Đông trùng hạ thảo nhìn từ bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất.

- Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

http://dongtrunghathao-sachi-taoxoan.blogspot.com/2011_07_24_archive.html

MÓN BỔ TỪ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO



Đông trùng hạ thảo (có bán ở các quầy thuốc đông y) là một dạng thảo dược cộng sinh giữa một loại nấm với một loài sâu non (thuộc một họ côn trùng, có hình dạng giống như con tằm). 

Vào mùa đông nó là côn trùng ở dưới đất (có ở các vùng Vân Nam, Tứ Xuyên… của Trung Quốc).




Nấm ký sinh vào sâu, làm sâu chết, để đến mùa hè nắng ấm, một loại thảo dược mọc lên từ đó. Vì thế mới có tên gọi là đông trùng hạ thảo. Do được sinh ra một cách đặc biệt như thế, nên đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng: bồi bổ cho tạng phủ, chủ yếu phế và thận; làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể…Một số cách chế biến sau đây theo lương y Bàng Cẩm và Trần Duy Linh từ đông trùng hạ thảo:

Hầm với sườn heo:+ Nguyên liệu: 6 gr – 9 gr đông trùng hạ thảo (ĐTHT), nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12 gr) và một lượng sườn heo vừa đủ, cùng các gia vị, tất cả đem hầm để ăn trong ngày. Món này có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh mẫn, hay quên…

+ Nguyên liệu: Một con vịt mái, 10 gr ĐTHT, mấy lát gừng tươi, gốc hành, 15 ml rượu, cùng các gia vị.

+ Cách làm: Vịt mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, vớt ra. Dùng nước ấm rửa sạch ĐTHT rồi nhét vào bên trong vịt, khâu lại, cho vào thố cùng các gia vị, tiêu.

Đem thố chưng đến khi vịt chín. Món này có công dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, bổ phế thận, trị ho suyễn, suy nhược sau một cơn bệnh…


Hầm với thịt dê: + Nguyên liệu: 18 gr ĐTHT, độ nửa ký thịt dê, 30 gr hoài sơn, 15 gr câu kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ.

+ Cách làm: Rửa sạch thịt dê, cắt lát (hơi to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi. ĐTHT, kỷ tử, chà là, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ. Dùng cả cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 – 3 lần. Có công dụng trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ?


Đông trùng hạ thảo(ĐTHT) – Một vị thuốc quý hiếm: Vì sao chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới?
Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi ĐTHT là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng ‘Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm’ , ‘Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ’, ‘Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân’; là loại thuốc ‘Tư bổ dược thiện’, có thể chữa được ‘Bách hư bách tổn’. Là vị thần dược mà các vua chúa thời xưa tin dùng

Mô tả: 
Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên Đông trùng hạ thảo, – vị thuốc khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. 

Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất.

Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam…

Thành phần 
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…). 

Quan trọng hơn là trong sinh khối ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. 

Trong đó phi kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. 

Đáng chú ý hơn c là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo

THẦN DƯỢC ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Thần dược Đông Trùng Hạ Thảo

Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp, Phạm Thế Hải 03/10/2005


Đông trùng hạ thảo là gì?


Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. 

Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. 

Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. 

Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam...

Thành phần

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...). 

Quan trọng hơn là trong sinh khối ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên.

 Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phi kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn c là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs).

 ĐTHT còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...)

Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo

Sưu tập giống của chúng tôi hiện đã có tới 3000 chủng, nhưng mỗi lần có thêm được một chủng vi sinh vật mới là một lần chúng tôi thêm một hy vọng có thể đóng góp cho đất nước một sản phẩm mới.

Ai sang Trung Quốc cũng muốn mua làm quà một ít Đông trùng hạ thảo vì danh tiếng của loại dược liệu này quá lớn và đem tặng ai cũng quý.


Tại một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học (CNSH) Trung Quốc đã giới thiệu cho Đoàn chúng tôi việc phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong Đông trùng hạ thảo và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần hạ thảo chứ không hề có gì trong phần Đông trùng. 

Vậy là họ đã có trong tay một của quý. Những lần sang Trung Quốc gần đây tôi đã thấy những viên nang Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) trong các vỉ thuốc rất đẹp và với giá rẻ hơn rất nhiều so với mẫu Đông trùng hạ thảo tự nhiên mà chúng ta vẫn thấy bán ở phố Lãn Ông.

Năm qua tôi được tham dự một Hội nghị quốc tế về Công nghệ sinh học họp ở Thái Lan và tôi rất ngạc nhiên khi thấy không chỉ có các báo cáo rất sâu về ĐTHT của các nhà khoa học Trung Quốc mà còn có các báo cáo sâu hơn nữa về ĐTHT của các nhà khoa học Mỹ.


Đông trùng hạ thảo là một thần dược


Cordyceps militaris (Nhộng trùng thảo)

Vì sao chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới?.

Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm” , “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. 

Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định ĐTHT hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống ĐTHT an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1kg thể trọng.


Cordyceps capitata


Cordyceps ditmarii


Cordyceps gracilis Cordyceps sphecocephala

Ứng dụng của Đông trùng dạ thảo:

Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của ĐTHT:

1-Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A.

2-Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu.

3-Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận

4-Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp

5-Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim

6- Giữ ổn định nhịp đập của tim

7-Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu

8- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu

9-Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch

10-Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản.

11-Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm

12-Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể

13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già

14-Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể

15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể

16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể

17- hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể

18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh

19-Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu

20-Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.

21-Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone).

22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng

23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao

24- Kháng viêm và tiêu viêm

25- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương

Vì ĐTHT thu nhặt từ thiên nhiên chỉ có hạn, môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, 

cho nên việc chứng minh các hoạt chất đều tập trung trong nấm Cordyceps sinensis và việc thành công trong việc nuôi cấy ở quy mô công nghiệp (với nồi lên men) hoặc ở quy mô thủ công nghiệp (nuôi trên môi trường xốp trong các lọ miệng rộng có nút bông)


Được đồn thổi “bổ gấp trăm lần nhân sâm” nên dù giá cao ngất ngưởng, đông trùng hạ thảo vẫn được những người lắm tiền chi bạc triệu để sở hữu. Xâm nhập vào thế giới này, chúng tôi phát hiện món biệt dược mà người nghèo không dám rớ rất dễ bị làm giả.

Tiền nào của ấy!

Ngoài các loại thực phẩm, dược phẩm hạng sang như nhân sâm, bào ngư, vi cá, hải sâm, yến huyết, nhung quế…, nhiều năm qua chợ An Đông, chợ Bình Tây, trên đường Triệu Quang Phục và khu phố Đông y Hải Thượng Lãn ông (quận 5, TPHCM) được xem là trung tâm mua bán “thảo dược 5 sao” sầm uất nhất nước.

Sau khi hét mỗi bao đông trùng hạ thảo khoảng 30 con (trọng lượng 20g) giá 1,5 triệu đồng, thấy “thượng đế” không mặn mà, tưởng khách có nhu cầu cao hơn, bà chủ quầy hàng thực phẩm cao cấp ở chợ An Đông lôi trong ngăn đựng tiền bao hàng chi chít chữ Tàu, màu sắc sặc sỡ nặng 100 gam gân cổ chào hàng: “Tặng quà cho sếp nên lấy loại này. Do con lớn hơn (bằng ả nhộng tằm) nên nó tích tụ nhiều dược chất”.

Loại biệt dược được đồn thổi bổ hơn nhân sâm này bị làm giả rất nhiều. (Ảnh: vietsciences.free.fr)

Được một dân trong nghề mách nước từ trước nên sau một hồi săm soi, anh bạn đồng nghiệp vờ tặc lưỡi: “Chưa phải loại tốt nhất”. Chị nọ nhoẻn miệng cười: “Đây là loại hai. Loại một cũng trọng lượng vầy nhưng giá gấp 4 lần loại bình thường. Chị ngại em nghe xong choáng nên… Nếu em kết, chị bớt chút đỉnh làm quen”.

Tại các quầy thực phẩm cao cấp khác, cũng với bọc đông trùng hạ thảo “loại hảo hạng” nặng 100gam, chúng tôi được các ông bà chủ chào nhiều giá khác nhau. Có quầy chỉ dăm ba triệu đồng nhưng cũng có quầy lên đến chục triệu. Hỏi: “Vì sao cùng một loại mà giá chênh nhau dữ vậy?” thì các ông bà chủ ỡm ờ: “Tiền nào của đó mà cưng”.

Dáng người nhỏ thó, ông chủ ở chợ Bình Tây nhiệt tình biện giải: “Muốn hái đông trùng hạ thảo người ta phải khăn gói leo lên núi cao, lặn lội sâu vào những vùng rừng hiểm trở đầy chướng khí. Một cánh rừng rộng lớn nhưng sau mùa thu hoạch, giỏi lắm cũng chỉ tầm được vài trăm gam. 

Hái về phải phân loại lớn nhỏ khác nhau, sau đó phải vận chuyển từ sâu trong nội địa Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) qua Việt Nam. Qua nhiều mối lái, cuối cùng nó mới ra tới chợ. Công phu, trần ai như vậy nên giá đắt là phải đạo rồi còn gì”.

Bộc bạch tới đây, ông này bỏ nhỏ: “Của rẻ là của ôi. Giang hồ hiểm ác, chú em đừng ngờ nghệch kẻo dính bẫy hàng giả hoặc kém chất lượng!”.

Thật ít, giả nhiều!

Được biết giá xuất xưởng của đông trùng hạ thảo loại bình thường lên đến hơn 50 triệu đồng một kilôgam. Đến tay người tiêu dùng, giá này tăng thêm 50% hoặc hơn thế nữa. 

Vì giá trị cao ngất ngưởng như vậy nên đông trùng hạ thảo là dược phẩm cao cấp được làm giả nhiều nhất. Vấn đề ở chỗ phần lớn người mua đều không có kinh nghiệm nhận biết đâu là “hàng” chất lượng cao và ngược lại.



Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa loài nấm túi với sâu non của một loài côn trùng. Vào mùa đông, bướm đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng và bị bào tử của nấm xâm nhiễm. Nấm ký sinh vào sâu non, làm chết sâu non bằng việc ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Hè về, sâu chết khô và nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn ra khỏi mặt đất.

Sau nhiều ngày đeo bám giới con buôn và tham khảo chỉ dẫn của nhiều lương y, chúng tôi rút tỉa được nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt đông trùng hạ thảo thật-giả.

Một thầy thuốc đông y trên đường Hải Thượng Lãn Ông kể chuyện, nhiều người sau khi mua đông trùng hạ thảo đã tìm đến ông nhờ kiểm chứng xem chính hiệu hay đồ giả. Kết quả là trong 10 người mua chỉ có 1-2 trường hợp là mua đúng hàng chất lượng.

Vị lương y này bật mí: “Kinh nghiệm nhiều năm chỉ giúp tôi phân biệt được đông trùng hạ thảo thật-giả mà thôi. Còn việc phân biệt giữa đông trùng hạ thảo được thu hái trong tự nhiên và qua nuôi trồng nhân tạo thì chịu. Mà theo giá thị trường, giữa hàng thu hái và nhân tạo có khoảng cách xa lắm!”.

Đông trùng hạ thảo “chính hãng” có 8 cặp chân (4 đôi chân ở giữa thân là rõ nhất), đầu màu nâu đỏ, trông giống như con tằm, phần thân màu nâu vàng hoặc vàng sẫm với khoảng 20-30 vằn khía, phần vằn khía gần đầu nhỏ hơn phần thân. Sâu non dễ bẻ gãy, bên trong có phần ruột căng đầy, màu trắng hơi vàng.

 Riêng phần chất đệm nấm (hạ thảo) mọc trên đầu sâu khá dai, khi nhai có vị thơm đặc biệt, bên trong có ruột hơi rỗng, màu trắng ngà… Với người tiêu dùng, nếu chỉ căn cứ theo những kiểu nhận biết trên sẽ rất dễ bị “hố hàng” bởi kỹ nghệ làm giả đông trùng hạ thảo của các “chuyên gia” ngày càng tinh xảo.

Chủ một quầy hàng biệt dược cao cấp trên đường Triệu Quang Phục, bật mí: “Hàng giả thường được làm từ thân củ thảo thạch và địa tàm. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy hàng giả có gờ hơi cong, mặt cắt có màu trắng và rất giòn chứ không dai như hàng thật”.

Không dừng lại ở đó, giới gian thương còn làm giả đông trùng hạ thảo từ bột ngô hay bột lúa mạch bằng cách gia công ép màng phủ bên ngoài. Cách phân biệt theo nhiều lương y “hàng giả khi cầm có trọng lượng nặng (không nhẹ tênh như loại thật), nhai lâu dính răng, vị ngọt đậm, sâu non nhẵn bóng rõ các vằn khía và không có chân”.

Để không bị “dính bẫy” của phường gian thương, tốt nhất khi mua đông trùng hạ thảo cần nhờ người có kinh nghiệm thẩm định. Đừng tin vào những lời đường mật và hám rẻ để rồi lâm cảnh trả tiền thật, rinh hàng dỏm.

Theo N.T.Dũng

Công an nhân dân

Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả

Đông trùng hạ thảo.
Vị thuốc quý chữa rối loạn tình dục này rất hay bị làm giả. Hàng giả thường được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch, thậm chí được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao...

Đông trùng hạ thảo do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. 

Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Còn đông trùng hạ thảo giả thường được làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng.

Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao... Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa trị với người thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư. Các nghiên cứu hiện đại cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng an thần, chống ung thư, là chất kìm hãm vi khuẩn, kích thích chức năng miễn dịch với tác dụng tương tự như hoóc môn và ít tác dụng phụ. Đông trùng hạ thảo chủ yếu sinh sản ở cao nguyên Thánh Tạng và Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Một phương thuốc có đông trùng hạ thảo chữa thận hư liệt dương: Đông trùng hạ thảo 100 g, đương quy 90 g, bạch thược 18 g, dâm dương hoắc 160 g, sao khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g.

BS Hoàng Xuân Đại, Sức Khỏe & Đời Sống